CÔNG TY GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÍ ANH

GIA SƯ TRÍ ANH
Hỗ trợ: 04 666 23526 / 090 175 3239

Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa

Trung tâm gia sư việt xin chia sẻ bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa 

Hóa học nằm trong 2 khối thi rất quan trọng là A , B . Nội dung kiến thức và các kĩ năng làm bài trắc nghiệm môn Hóa. Gia Sư Trí Anh với kinh nghiệm giới thiệu Gia sư Hóa giỏi và kinh nghiệm chục năm nay xin được chia sẻ một số kinh nghiệm và bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn hóa giúp các bạn làm tốt bài thi môn Hóa.

bi-quyet-lam-bao-thi-trac-nghiem-mon-hoa

Điểm khác biệt giữa đề thi môn Hóa so với các môn khác là rất nhiều lí thuyết, học sinh phải nắm vững rồi mới áp dụng để làm được bài. Tuy nhiên lí thuyết môn Hóa thường không phải học thuộc lòng, nhưng phải hiểu mới vận dụng được.

Bài toán Hóa thường gắn liền với các định luật hoặc lý thuyết tổng quát, mức độ khái quát cao. Nắm tốt các lý thuyết tổng quát sẽ giúp các em làm tốt hơn 50% số câu hỏi.

Phần còn lại nằm vào các trường hợp đặc biệt cần phải nhớ hoặc cần suy luận phụ thuộc vào năng lực của từng học sinh cụ thể.

Các em nên làm đề cương và nắm chắc các lý thuyết tổng quát: các thuyết và định luật như: Thuyết nguyên tử- phân tử, thuyết electron, lý thuyết về liên kết hóa học, lý thuyết về phản ứng hóa học, thuyết điện li, thuyết cấu tạo hợp chất hữu cơ… Định luật bảo toàn khối lượng, định luật Avogadro, định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa …Ngoài ra cần phải nắm vững và thành thạo các phương pháp giải nhanh như: áp dụng định luật bảo toàn (bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích…), phương pháp dùng , phương pháp đường chéo, phương pháp dùng tăng giảm khối lượng…

Học sinh không nên học tủ bất kì phần nào mà xác định trọng tâm, nắm chắc chuẩn kiến thức kĩ năng của từng bài, nắm cấu trúc đề thi (phân phối số lượng câu hỏi / từng chương) theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.

Để làm bài trắc nghiệm môn Hóa được tốt thì học sinh chỉ cần ôn tập lý thuyết kiến thức trong sách giáo khoa (SGK). Một điều chắc chắn là đề thi không được phép ra ngoài chương trình SGK nên học sinh không cần sa đà vào các kiến thức khó ngoài SGK.

Lưu ý: Trong một số trường hợp học bài toán hóa học cho số chia không hết (ví dụ 10/3) học sinh thường làm tròn và có thể dẫn đến một kết quả sai, lời khuyên dành cho các em là nên chọn đáp án gần nhất hoặc cách hay hơn là nên tính toán với phân số.

So với số thí sinh dự thi Đại học thì số thí sinh đạt điểm tuyệt đối quả là ít nhưng không phải là không thể đạt điểm 10. Có nhiều học sinh nắm chắc kiến thức và có thể làm đúng hoàn toàn bài thi. Các em thường có những sai sót cơ bản mất 0,25-0,5 điểm và do vậy không đạt được điểm tuyệt đối. Để tránh mất 0,25-0,5 điểm đối với những câu các em nghi ngờ kết quả thì có thể kiểm tra lại kết quả (đối với câu định lượng nên thay kết quả vào; đối với câu hỏi lý thuyết thì cố gắng dùng phương pháp loại trừ).

Thêm nữa, các em không nên có tâm lý nghi ngờ đề sai (nhất là với kì thi quan trong như thi Đại học). Khi giải ra kết quả không có trong đáp án A, B, C, D thì hầu như các em đã giải sai. Bình tĩnh kiểm tra lại và loại trừ các đáp án mà các em xác định chắc chắn sai. Từ đó khả năng tìm câu trả lời sẽ cao hơn và không bị mất điểm.

Để tự tin, không bị mất bình tĩnh thì các em nên ôn tập thật tốt, nắm chắc kiến thức. Tuy nhiên, khi làm bài có thể gặp câu hỏi mà phần kiến thức đó các em học chưa kĩ, hãy bình tĩnh: bỏ qua câu đó và làm câu khác. “Đừng bao giờ làm lần lượt từ trên xuống dưới”, hãy tìm câu dễ làm trước, câu khó làm sau, không mất quá nhiều thời gian vào một câu (theo ý kiến riêng của tôi là không mất quá 2 phút cho 1 câu, sau khi giải quyết hết câu khác mà còn thời gian thì mới tập trung giải quyết các câu còn lại, còn nếu đã sát thời gian (còn <5 phút) thì nên cân nhắc, tính toán đánh “lụi” để đạt xác suất cao nhất).

Một số điểm lưu ý khi làm bài thi môn Hóa học: Viết và cân bằng phương trình hóa học nhanh, chính xác (có thể dùng phương trình ion thu gọn thay cho phương trình phân tử, dùng sơ đồ thay cho phản ứng hóa học); Tính toán bằng phân số nếu gặp số không chia hết; Triệt để sử dụng phương pháp loại trừ để thu hẹp các phương án cần lựa chọn; Cần kiểm tra lại các phương án mà các em lựa chọn.

Quý phụ huynh cần tìm gia sư giỏi môn Hóa vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Văn Phòng : 04 666 23526 ( 8H – 18H)
Hotline : 090.175.32.39 (Ms. Thanh) – 090.456.29.19 (Ms. Bảo Bình)
Email : [email protected]
Địa chỉ : Số 20, Ngõ 4, Trần Quý Kiên, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội