CÔNG TY GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÍ ANH

GIA SƯ TRÍ ANH
Hỗ trợ: 04 666 23526 / 090 175 3239

Kiến thức và kỹ năng sống, cái nào quan trọng với trẻ hơn?

Tại Nhật Bản, việc trẻ em có thể ngồi nghiêm túc học bài mà không cần cha mẹ nhắc nhở hoặc nhanh thoăn thoắt chui xuống gầm bàn, ngồi co lại khi xảy ra những cơn rung chấn là một điều hết sức hiển nhiên. Đó là kết quả của một quá trình rèn luyện ý thức, kỹ năng sống cho con của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, tại Việt Nam điều này lại không được quan tâm đúng mực dẫn đến thực trạng nhiều học sinh không được trang bị kỹ năng sống, thiếu ý thức tự lập, tự học.

Đã đến lúc chúng ta – những người có thể tác động đến tương lai của trẻ thay đổi suy nghĩ và nhận ra những điều quan trọng dưới đây.

1. Trẻ cho bạn nhìn bài là cổ súy cho hành vi gian dối

Việc trẻ vô tư mượn vở của bạn để chép bài giảng hôm trước, bài tập về nhà không phải là điều quá xa lạ. Nhiều người nghĩ đó là sự chia sẻ nhưng trong trường hợp này thì cả người chép bài và cả người cho chép bài đều sai. Nếu trẻ trân trọng giá trị mà mình làm ra thì chúng sẽ không dễ dàng đưa kết quả này cho người khác chép và người chép cũng phải ý thức được kết quả bài giải này không phải do mình làm ra nên phải có lòng tự trọng và không sao chép.

Hệ lụy của việc này chính là tạo ra những đứa trẻ có tính ỷ lại, gian dối trong học tập. Do đó, ngay từ bé, cha mẹ phải giáo dục để trẻ ý thức được việc tự lập, tự học, tự chuẩn bị kiến thức cho mình. Điều này, sẽ giúp chúng hình thành nên tính tự lập, ý thức tự giác và luôn trân trọng những kiến thức mà mình có được.

2. Trẻ ý thức được việc học thì mới nâng niu sự học

Bản thân chúng ta trước đây cũng có những lúc tự hỏi “Tại sai lại phải học và học để làm gì?”. Những đứa trẻ của chúng ta cũng như vậy và tất nhiên chúng sẽ không có động lực hay hứng thú để học nếu chưa hiểu ra được vấn đề.

 

Điều cần thiết mà những người làm giáo dục (ở đây bao gồm cả thầy cô giáo và cha mẹ) nên làm đó là giải thích cho trẻ biết được học môn này để làm gì? Tại sao chúng ta phải học chúng? Khi nhận ra ý nghĩa thiết thực của từng môn học, chắc trẻ sẽ không bao giờ có tư tưởng môn học này, môn học kia là thừa thãi. Và khi đã không còn tư tưởng đó thì chắc chắn ý thức trong việc học môn học đó sẽ được nâng cao và kết quả học tập theo đó sẽ được nâng lên.

3. Đối với trẻ kỹ năng sống còn quan trọng hơn kiến thức

Ở các nước phát triển, trẻ em được giáo dục rất kỹ về các kỹ năng sống. Chúng ta sẽ phải ngã mũ thán phục trước những kỹ năng sống mà trẻ em Nhật được dạy từ nhỏ.

Không chỉ được dạy những kỹ năng sống sót quan trọng, bắt đầu từ khoảng 3 tuổi, trẻ em Nhật đã được hướng dẫn tự làm các công việc cá nhân mà không cần đến người lớn như tự ăn, tự mặc quần áo, tự trải ga trải giường, tự gấp gối và nệm sau giấc ngủ trưa. Bắt đầu từ 5 tuổi, trẻ sẽ được bố mẹ cho đến trường một mình bằng tàu hoặc xe bus phù hợp với giờ học. Điều bố mẹ cần làm chỉ là dạy cho các em cách nhìn bảng giờ tàu, cách hỏi đường, hỏi chuyến tàu để đến được trường học đúng giờ và cách tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.

Nếu con đang học tiểu học mà bạn vẫn phải lo cho con tất cả mọi việc từ việc ăn, ngủ, thay quần áo, tắm, giặt,… thì đã đến lúc bạn để con tự mình những bước đi đầu tiên trong cuộc đời. Hãy dạy chúng những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi của mình. Đó chính là cách yêu con tốt mà bạn nên làm.

 

TRUNG TÂM GIA SƯ TRÍ ANH

Hotline : 090.175.3239 (Ms. Thanh) – 090.456.2919 (Ms. Hiền)

 Email : [email protected]

 Địa chỉ : Số 20, Ngõ 4, Trần Quý Kiên, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội